Dinh dưỡng cho tuổi dậy thì sao cho hợp lý?

Dinh dưỡng tuổi dậy thì sao cho hợp lý?

Tuổi dậy thì là giai đoạn tốt nhất để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Thiết lập và xây dựng một chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì khoa học và hợp lý từ sớm sẽ giúp con bạn phát triển vượt trội. Hãy cùng Tháp Cốc Dinh Dưỡng tìm hiểu các chế độ dinh dưỡng cho tuổi dậy thì được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích làm theo nhé!

Dinh dưỡng tuổi dậy thì sao cho hợp lý?
Dinh dưỡng tuổi dậy thì sao cho hợp lý?Dinh dưỡng tuổi dậy thì sao cho hợp lý?

Tuổi dậy thì có gì đặc biệt?

Dậy thì là cột mốc quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ. Lứa tuổi dậy thì thường được quy định chung từ 12 – 18 tuổi.  Dậy thì là thời điểm trẻ phát triển mạnh về thể lực và tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương. Là sự thay đổi của hệ thần kinh và nội tiết. Ở lứa tuổi dậy thì, kích thước, khối lượng và mật độ chất khoáng ở mỗi xương sẽ tăng lên khoảng 4% mỗi năm. Tính từ giai đoạn trẻ 8 tuổi cho đến qua giai đoạn tuổi dậy thì.

Cũng ở giai đoạn này, nếu có chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì khoa học, thực đơn tăng chiều cao tốt, kết hợp vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Thì kết quả là trong 1 năm bất kỳ của thời điểm dậy thì, trẻ có thể tăng chiều cao từ 8 – 12cm. 

Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho tuổi dậy thì

Theo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, trẻ dậy thì cần 2200 – 2400 kcal/ngày, tùy theo độ tuổi và giới tính. Có thể nói chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn phát triển này của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì đúng cách chính là sự kết hợp cân đối các nhóm chất sau:

Dậy thì là cột mốc quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ.
Dậy thì là cột mốc quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ.
  • Chất đạm: Lúc này trẻ dậy thì cần phát triển cơ bắp nên nhu cầu đạm cao hơn so với người trưởng thành. Chất đạm chiếm 14 – 15% tổng số năng lượng có trong khẩu phần ăn. Lượng đạm có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, sữa, trứng,… 
  • Chất béo: Dầu, mỡ không chỉ giúp ăn ngon miệng mà còn là nguồn cung cấp năng lượng tốt và đẩy mạnh hấp thu các vitamin tan trong chất béo cho cơ thể. Trong chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì, chất béo nên chiếm 20 – 25% năng lượng khẩu phần. Trong đó cần cả chất béo no và chất béo không no. Do đó nên cho trẻ ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật.
  • Chất bột đường: Đây là chất cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể, chiếm 55 – 65% năng lượng. Chất bột đường có trong gạo, bột mì và các sản phẩm chế biến,… 
  • Canxi: Đây là khoáng chất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì. Giúp xương chắc khỏe và mật độ xương đạt mức tối đa để tăng trưởng chiều cao và phòng được bệnh loãng xương sau này. Canxi có nhiều trong sữa, thủy sản, xương cá,…
  • Chất sắt: Bé gái cần lượng sắt nhiều hơn so với bé trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Chất sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, đậu đỗ,… Trẻ cần ăn nhiều rau để bổ sung vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn.
  • Các vitamin và khoáng chất: Nhu cầu vitamin nhóm A, B, C, D, acid folic… cũng khá cao do tăng chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, trẻ cần ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển ở tuổi dậy thì
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển ở tuổi dậy thì

Những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng cho tuổi dậy thì

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, có một số sai lầm trong chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì có thể dẫn đến hậu quả không tốt cho sự phát triển về sau của trẻ. Cụ thể:

  • Ăn thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ khiến dậy thì sớm
  • Bổ sung không đủ dinh dưỡng khiến trẻ dễ mắc bệnh
  • Giờ giấc ăn uống không hợp lý, không cung cấp đủ năng lượng
  • Ăn quá nhiều gây tình trạng thừa cân

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết và cơ bản về chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì. Hy vọng bài viết của Tháp Cốc Dinh Dưỡng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp cho con em nhà mình nhé!